Cấu phần landing page

Tùy theo mục đích, ngành hàng, đối tượng và sản phẩm mà nội dung và cấu phần của landing page có thể thay đổi cho phù hợp. Dưới đây là những cấu phần cơ bản thường gặp khi bạn mới bắt đầu thiết kế landing page:

1. Giới thiệu về cấu phần landing page

Phần Giới thiệu của Landing Page đóng vai trò như Tiêu đề trong một bài báo. Nhiệm vụ duy nhất của tiêu đề chính là gây ấn tượng và khiến cho độc giả muốn được đọc ngay phần nội dung tiếp theo.

Cấu phần landing page
Cấu phần landing page

Khi các khách hàng mục tiêu được dẫn về từ các đường link quảng cáo, việc đầu tiên họ làm sẽ là nhanh chóng xác nhận lại liệu nội dung trang landing page có đáp ứng được kì vọng của họ ở mẫu quảng cáo trước đó hay không. Tại đây chúng ta cần gây ấn tượng bằng những thông điệp liên quan tới mẫu quảng cáo trước, đồng thời thúc đẩy người đọc muốn được tiếp tục kéo xuống tìm hiểu những nội dung bên dưới.

3 nguyên tắc Xanh – Vàng – Đỏ về các yếu tố trong phần giới thiệu:

Xanh – những yếu tố bắt buộc phải có:

  • Headline: Dòng tiêu đề trang
  • Sub – headline: Bổ xung thông tin cho tiêu đề trang
  • Hero photo/ video: Ảnh hay video dùng để thu hút sự chú ý của người đọc, đôi khi chính là ảnh background của phần Intro
  • Nút CTA: Cho người đọc biết họ cần phải làm gì tiếp theo

Vàng – những yếu tố không bắt buộc phải có:

  • Form đăng kí
  • Liệt kê lợi ích/ điểm nổi bật Logo
  • Navigation liên kết trong trang Thông tin liên hệ

Đỏ – những yếu tố không nên có:

  • Liên kết mạng xã hội: Thất thoát traffic và giảm tỉ lệ chuyển đổi
  • Các yếu tố kì dị quá nổi bật một cách không cần thiết: Dễ gây xao nhãng cho người đọc

TIP:

Việc traffic bị thất thoát về các kênh khác, ra khỏi Landing Page, được coi như sự thất thoát chuyển đổi (Leak Conversion). Khi thoát ra ngoài, mục đích ban đầu của người dùng dễ dàng bị phân tán hoặc thậm chí thay đổi. Với các chiến dịch quảng cáo có CPC cao, việc thất thoát này sẽ gây tổn thất không nhỏ cho ngân sách và cũng không đem lại bất cứ sự chuyển đổi mục tiêu nào. Vì vậy cần loại bỏ tất cả các yếu tố không cần thiết để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả landing page.

  • Headline: Tiêu đề trang

Tiêu đề chính là nội dung đầu tiên khách hàng nhìn thấy. Thể hiện giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ qua một câu ngắn, đánh trúng trọng tâm khách hàng để họ thấy rằng đây chính là điểm đến cần tìm. Đây còn có thể gọi là bước ĐẶT VẤN ĐỀ.

TIP1:

Đưa ra một headline câu hook gây chú ý gợi mở vấn đề kèm một hình ảnh to ấn tượng. Tuy nhiên, tiêu đề cần có độ dài vừa đủ để không bị trường hợp nhồi nhét thông tin.

List 3 – 6  vấn đề đau đầu khách hàng gặp phải (lưu ý, phải đặt bản thân ở vị trí khách hàng để tìm ra). List bao gồm tên vấn đề và giải thích luận điểm đưa ra

Có thể bổ sung thêm các bằng chứng, so sánh thất bại để tăng thêm hiệu quả

Có thể đưa ra các số liệu thất bại, lỗi, đối lập theo khoa học…

cau chuyen tinh yeu landingpage dich vu cuoi
Có thể đưa ra các số liệu thất bại, lỗi, đối lập theo khoa học…

TIP2:

Nên sử dụng Data-driven để đưa ra quyết định lựa chọn Headline thay vì phán đoán theo cảm tính. Thông thường, bạn sẽ có từ 3 – 5 lựa chọn khác nhau cho một tiêu đề. Cách tốt nhất là thực hiện chạy quảng cáo Click-to-web trên Facebook tới các tệp khách hàng có chung đặc điểm, với tiêu đề của mẫu quảng cáo là các lựa chọn headline trong ngân sách giới hạn. Mục tiêu chạy quảng cáo là reach tới tối thiểu 500 người hoặc hơn, sau đó so sánh tiêu đề nào nhận được nhiều click hơn sẽ là người chiến thắng.

  • Subhead: Bổ sung thông tin cho tiêu đề trang

Khi bạn cảm thấy phần tiêu đề chính vẫn chưa bao hàm đủ lượng nội dung mong muốn nhưng đã đạt đến giới hạn độ dài thì đây là lúc cần dùng đến tiêu đề phụ.

Có 2 cách để áp dụng tiêu đề phụ:

  1. Một câu ngắn ngay bên dưới tiêu đề chính.
  2. Đoạn bổ sung thông điệp, giới thiệu nhiều hơn các thông tin tiêu đề chính còn thiếu.
  • Hero photo/ video: Ảnh hay video minh họa, dùng để thu hút sự chú ý của người đọc, đôi khi chính là ảnh nền của phần Giới thiệu. Dùng để gây ấn tượng bao quát về sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng

Chúng ta đều đã từng nghe câu “a picture is worth a thousand words”, việc đính kèm một bức ảnh lớn, thể hiện đúng chủ đề, điều này sẽ tạo ấn tượng rất tích cực lên khách hàng về dịch vụ, sản phẩm.

Việc cần làm:

Đưa hình ảnh chất lượng của sản phẩm, dịch vụ hoặc video giới thiệu ngắn

Hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bối cảnh sử dụng

Đầu tư vào chất lượng hình ảnh, video để tăng tỉ lệ chuyển đổi

Lưu ý: Không nên sử dụng hình ảnh từ google hoặc hình ảnh không từ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, sẽ làm giảm uy tín và chất lượng trang

  • Nút CTA: Giúp người đọc biết họ cần phải làm gì tiếp theo

Kêu gọi hành động (Call-to-action)

Đây là mục tiêu duy nhất mà mọi trang landing page hướng đến. Để thể hiện sự tập trung, tốt nhất đừng nên gắn kèm thêm bất kì link nào khác vì nó sẽ làm giảm tỉ lệ chuyển đổi của trang landing page của bạn. Thường các CTA sẽ được thể hiện dưới dạng icon hoặc nút nhấn để trở nên nổi bật và thu hút ánh mắt khách hàng.

Tùy vào mục đích của landing page mà việc dẫn dắt khách hàng thực hiện các hành vi chuyển đổi sẽ có sự khác nhau, ví dụ sales page sẽ hướng khách hàng thực hiện hành động đặt mua hàng trong khi lead page có xu hướng đưa ra những ưu đãi để khách hàng để lại thông tin trao đổi.

2. Đặc trưng của sản phẩm, dịch vụ (Features)

Nếu chúng ta đã dành để nói về những điều người đọc sẽ nhận được ở Giới thiệu thì tiếp theo nên có riêng một section để nói về doanh nghiệp.

Đây là lúc tốt nhất để khéo léo đưa nội dung “quảng cáo” mà không khiến người đọc thấy khó chịu, trừ khi Giới thiệu của bạn không làm tốt nhiệm vụ khiến họ cảm thấy thoải mái. Thay vì liệt kê hàng loạt các lợi ích nhỏ của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, hãy chọn một vấn đề bao quát nhất mà sản phẩm hay dịch vụ có thể giải quyết và thể hiện nó dưới dạng một câu ngắn. Lưu ý: đừng chỉ nói về đặc tính sản phẩm, hãy đề cập đến GIẢI PHÁP cho VẤN ĐỀ của khách hàng.

Làm thế nào để xây dựng Feature Section đúng cấu trúc?

Gợi ý tốt nhất là sử dụng section có tính chất liệt kê ngắn gọn, bởi chúng ta đều biết khách hàng không muốn nghe quảng cáo quá nhiều. Hãy liệt kê từ 3 – 5 đặc điểm nổi bật về sản phẩm hoặc dịch vụ, sau đó loại trừ và giữ lại 3 điểm để đưa vào giới thiệu trên Landing Page.

Các điểm nổi bật này có thể nhặt ra từ chính kinh nghiệm bán hàng của bạn hoặc từ một câu hỏi vô cùng đơn giản mà chắc chắn mọi khách hàng sẽ luôn sẵn lòng trả lời:

“Anh/chị thấy ấn tượng nhất về đặc điểm nào của sản phẩm hay dịch vụ mà chúng tôi mang lại?”

Ví dụ:

Sản phẩm mới của chúng tôi – pin sạc dự phòng 12000mAh

  • Chỉ đề cập đến tính năng sản phẩm (Chưa tốt)

Pin sạc dự phòng dung lượng lón giúp bạn sử dụng điện thoại thoải mái suốt ngày dài!

  • Đề cập đến lợi ích khách hàng nhận được (Tốt)

3. Lợi ích khách hàng (Benefits)

Mục Benefit có thể dùng dạng liệt kê ngắn gọn hoặc đứng riêng từng Section kèm theo hình ảnh minh họa hấp dẫn. Chúng ta nên dựa vào 3 features đã thu thập ở mục trên và sau đó tìm hiểu xem 3 features này mang đến những benefits gì cho người đọc.

thiet ke landing page doi ngu nhan vien
Lợi ích khách hàng (Benefits)

 

Hãy hỏi người dùng sản phẩm, dịch vụ của bạn thêm một câu hỏi nữa:

“Vậy những đặc điểm anh/chị vừa liệt kê giúp cải thiện vấn đề/ khó khăn của anh/chị như thế nào? Anh/chị có thể chia sẻ về sự thay đổi đó?”

Ví dụ:

Nếu sản phẩm bạn kinh doanh là những khóa học online, chúng có feature là học trực tuyến qua mạng thì benefit người dùng nhận được là có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn.

Nếu sản phẩm bạn kinh doanh là nước mắm, chúng có feature là hàm lượng đạm trên 140g/L thì benefit của người dùng nhận được là những món ăn đậm đà khẩu vị truyền thống.

TIP:

List ra 3-6 tính năng đặc điểm nổi bật, lợi thế cạnh tranh, điểm khác biệt của dịch vụ với hình ảnh và ví dụ minh họa hoặc list ra 3-6 điều khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ của công ty.

4. Danh sách sản phẩm

Tại section về Danh sách sản phẩm, chúng ta có thể trình bày cụ thể hơn về một số sản phẩm/ dịch vụ của mình thông qua hình ảnh hay video. Đây chắc chắn là section không thể thiếu trên những trang Landing Page dạng Sales Page.

Nó sẽ giúp người đọc có được hình dung chân thực nhất về thứ họ sắp bỏ tiền ra mua.

Bạn nên đầu tư vào khâu sản xuất hình ảnh để có một section đẹp lung linh, đặc biệt là những doanh nghiệp liên quan tới thời trang, thiết kế, dịch vụ đẳng cấp

TIP:

Trong đa số trường hợp, bạn thấy thông tin nào cũng cần thiết và không biết cần phải lược bỏ thông tin nào thì có một số điều cần lưu ý sau đây. Thứ nhất, việc dồn hết những gì bạn đang muốn vào 1 Landing Page sẽ giảm tỉ lệ chuyển đổi; Thứ hai, chúng ta bắt buộc phải cắt bỏ một vài thông tin dù bạn muốn hay không. Hãy gạch đầu dòng liệt kê các thông tin theo cột dọc, sau đó cho điểm theo mức độ quan trọng theo thang 1 – 10, sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, giữ lại top 5 và loại bỏ các thông tin còn lại.

5. Sự tín nhiệm (Trust Indicators)

Người mua hàng tại các trang thương mại điện tử Việt Nam luôn cảm thấy không rtin tưởng trước khi ra quyết định mua mà không biết rõ thông tin người bán. Do đó, một trong những điều landing page cần làm là phải nhanh chóng xây dựng niềm tin đối với người mua hàng.

Việc cần làm:

Củng cố lòng tin của khách hàng với bạn bằng cách đính kèm các đánh giá tích cực từ khách hàng trước, danh sách các đối tác bạn đã đồng hành hay các bài viết báo chí nhận xét tốt về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Ví dụ 1:

Hãy thử tưởng tượng bạn đang đi dạo qua một nhà hàng chỉ có một bàn đang ăn trong đó, và nhà hàng bên cạnh thì lại có một hàng người xếp dài bên ngoài. Bạn sẽ chọn cái nào?

Điều này cũng tương tự với các trang landing page. Bạn càng có thể thuyết phục mọi người rằng bạn đáng để gắn bó, thì bạn càng nhận được nhiều chuyển đổi. Và cách đơn giản nhất chính là dùng khách hàng trước để tạo động lực cho khách hàng mới.

Ví dụ 2:

Hình thức đếm ngược thời gian hoặc số hàng hoá còn lại cũng là cách để thôi thúc người mua hàng phải mua thật nhanh sản phẩm trước khi cơ hội tuột khỏi tầm tay.

 

Section Đánh giá của khách hàng là một section “dễ lấy lòng” người đọc nhất. Nội dung gồm 2 phần: ảnh khách hàng và lời đánh giá.

Phần ảnh cần lưu ý phải thể hiện rõ đặc điểm của tệp khách hàng: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp (nếu được), phải làm sao để khi người đọc nhanh chóng nhận ra những nét tương đồng với bản thân trong đó.

Ví dụ:

Nếu Landing Page dành cho tệp nữ nội trợ thì không nên dùng ảnh nam hoặc ảnh nữ trẻ tuổi, hay Landing Page dành cho tệp cả nam và nữ thì không nên dùng ảnh chỉ nam hoặc chỉ nữ.

Phần lời đánh giá nên lấy chính từ những feedback thực tế của khách hàng, có thể lấy từ những bản khảo sát chất lượng hoặc gọi điện xin ý kiến phản hồi của khách hàng.

Lưu ý:

Trước khi sử dụng hình ảnh và trích dẫn của khách hàng , bạn cần có sự cho phép nhằm tránh những rắc rối sau này.

6. Thông tin dịch vụ

Section này sẽ giúp bạn niêm yết thông tin về giá cơ bản nhất của sản phẩm/ dịch vụ. Nó có thể là bảng menu vắn tắt của một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoặc cái gói dịch vụ thiết kế,…

Bên cạnh đó, có thể đề cập thêm về quy trình làm việc của doanh nghiệp nếu khách hàng có ý định sử dụng dịch vụ.

TIP:

Luôn luôn có một sản phẩm hay gói sản phẩm bạn muốn bán nhất so với các sản phẩm khác. Hãy chủ động tạo sự nổi bật cho lựa chọn đó bằng màu sắc, kích thước hiển thị tạo sự tương phản, hoặc đặt vào vị trí ở giữa so với các lựa chọn khác

7. Form

Được dùng trong các landing page thu thập thông tin, cần được thiết kế hết sức cô đọng và rõ ràng vì hành vi của khách hàng trên intenet có sự kiên nhẫn rất thấp. Tùy thuộc vào lượng thông tin bạn muốn thu thập từ khách hàng, ưu đãi mà khách hàng nhận được từ việc đưa cho bạn số thông tin đó phải có giá trị tương đương (khuyến mãi, ebook, voucher,…).

Điền Form là bước bắt buộc để có thể thu thập được thông tin từ khách hàng. Form càng đòi hỏi nhiều trường thông tin thì có tỉ lệ chuyển đổi càng thấp và ngược lại.

Thông tin thường có của form bao gồm:

  • Họ tên
  • Email
  • Số điện thoại Địa chỉ
  • Lời nhắn

Bên cạnh nội dung form, vị trí của Form cũng là yếu tố cần phải test. Hai vị trí thông thường nhất là ở ngay trên phần Giới thiệu (Above the Fold) hoặc ở dưới cùng sau khi người đọc duyệt toàn bộ nội dung trang.

Về nguyên tắc đặt vị trí của Form: Nên đảm bảo người đọc phải duyệt qua tất cả các thông tin cần thiết trước khi điền Form, việc đặt Form quá sớm khi người đọc chưa rõ lợi ích của việc để lại thông tin sẽ làm giảm tỉ lệ chuyển đổi.

Như vậy có nghĩa là nếu bạn muốn đặt Form trên Intro thì phần Intro phải nhanh chóng gói trọn các lợi ích thông qua những đầu mục ngắn gọn, có tính thuyết phục cao.

8. Call – to – Action

Sau khi trình bày tất cả các lập luận và dẫn chứng để thuyết phục người đọc thì đây là lúc để thực hiện hành động chuyển đổi. Một section Call-to-Action đủ kích thích sẽ khiến người đọc dừng việc suy nghĩ đúng sai để click ngay vào nút CTA đang đợi sẵn.

Tuy nhiên bạn cần phải biết cách viết CTA một cách hợp lý và logic để thu hút khách hàng. Câu chốt cần đảm bảo yếu tố thúc giục, gây kích thích để thôi thúc người đọc phải ấn ngay vào nút bên dưới.

Một phương pháp Copywriting thường được sử dụng trong tình huống này là đánh vào nhu cầu khan hiếm. Hãy tạo ra tình huống rằng offer mà bạn đang đưa sẽ hết hiệu lực sau một khoảng thời gian ngắn hoặc chỉ còn lại với số lượng cực ít, nếu người dùng không hành động ngay thì chắc chắn họ sẽ quay vào ô mất lượt.

Một vài lưu ý nữa dành cho nút CTA. Về màu sắc, kích cỡ, số lượng, và vị trí của nút là điều chúng ta cần test, không ít những thử nghiệm A/B Testing của nước ngoài về việc thay đổi từ nút màu đỏ sang nút màu xanh, hay đổi từ ba nút xuống chỉ còn 1 nút … đã ngay lập tức tăng gần 200% chuyển đổi.

Không có một khẳng định tuyệt đối nào về sự lựa chọn màu sắc mà chỉ có một lưu ý nhỏ: Hãy làm cho nó tương phản rõ rệt với tổng thể và các thành tố khác trong Landing Page.

Về nội dung nút, các cụm từ “Xem ngay”, “Download”, “Gửi đăng kí”, “Tham gia ngay” … đã dần dần trở lên khô khan và chung chung với người đọc.

Chúng tôi khuyến cáo các bạn nên thử thêm một vài biến thể nữa mới lạ hơn, thú vị hơn và cảm xúc hơn, sau đó chúng ta sẽ test thử phiên bản nào mang lại chuyển đổi tốt nhất.

TIP:

Nội dung nút CTA chính là phần “…” của câu “Tôi muốn …”. Có nghĩa là thay vì “Đăng kí ngay” khách hàng có thể nói “Tôi muốn giữ chỗ tham gia sự kiện”, khi đó chúng ta có phiên bản nút CTA mới “Giữ chỗ tham gia sự kiện”, phiên bản mới rõ ràng là tự nhiên hơn và mới mẻ hơn. Tuy nhiên chúng ta vẫn cần chạy A/B Testing trước khi đưa vào sử dụng chính thức.

Một ví dụ nữa, thay vì “Gửi đi” sau khi điền form khách hàng có thể nói “Tôi muốn bạn liên hệ lại với tôi”, chúng ta sẽ có CTA “Liên hệ lại với tôi”.

9. Phần bổ sung tùy chỉnh

  • Đội ngũ nhân sự
  • Các câu hỏi thường gặp

Ngay cả khi có tất cả các phần Giới thiệu, Hình ảnh video, Bằng chứng,… mọi người vẫn sẽ có thắc mắc về việc mua hàng. Họ có thể gặp một vấn đề duy nhất mà họ không chắc bạn có thể giải quyết. Họ có thể chỉ muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm đang hoạt động.

Phần Câu hỏi thường gặp cung cấp một cách đơn giản để xử lý trực tiếp những phản đối này. Hãy coi phần này như một cuộc thăm dò ý kiến. Theo thời gian, các câu hỏi tiếp tục xuất hiện trở thành ứng cử viên hoàn hảo cho Câu hỏi thường gặp.

10. Trang sau chuyển đổi

Gợi ý hành động khác cho khách hàng sau khi họ đã thực hiện hành vi chuyển đổi để tận dụng lợi thế. Tuy nhiên, tuỳ vào kỹ thuật tối ưu trang đích chuyển đổi của bạn mà lượng khách hàng chuyển đổi sẽ nhiều hay ít

Ví dụ:

Mời đăng ký nhận bản tin hoặc mua hàng với giá chiết khấu.