Bán hàng qua điện thoại đã trở thành một loại hình kinh doanh dịch vụ phổ biến hiện này, tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng đạt đến thành công. Bởi bán hàng đôi khi là một môn nghệ thuật rất khó có thể học và thành thạo. Đôi khi việc tư vấn, bán hàng qua điện thoại sẽ kết thúc nhẹ nhàng bằng một câu từ chối ngắn tuy nhiên không phải lúc nào cũng thế.
Đôi khi bạn sẽ gặp phải những khách hàng rất cọc tính nhưng bạn vẫn phải tư vấn và bán hàng cho họ. Vậy làm sao để thuyết phục những khách hàng khó tính này, nghệ thuật ở đây là gì?
1. Phát triển nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, cần tuân theo quy trình bán hàng một cách chặt chẽ.
Thành công nhanh chóng là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà rất nhiều nhân viên tiếp thị mắc phải, đặc biệt là trong trường hợp nhu cầu của khách hàng là nhu cầu tiềm ẩn. Việc có thể biến một khách hàng tiềm ẩn trở thành khách hàng thật sự của chúng ta làm một câu hỏi rất khó đối với những người làm trong ngành bán hàng qua điện thoại
Hãy đánh thẳng vào tâm lý coi bản thân là quan trọng của khách hàng, khi đó họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng và sẽ buôn bỏ phòng bị, sẵn sàng lắng nghe lời tư vấn của bạn cũng như chấp nhận mua sản phẩm mà bạn giới thiệu
Một điều mà nhân viên tiếp thị không thể quên đó là: nếu khách hàng có nhu cầu tiềm ẩn, nhất thiết phải tìm hiểu hiện trạng và kỳ vọng của khách hàng, giúp khách hàng nhận ra được sự khác biệt và sự tồn tại của vấn đề, khi vấn đề phiền phức, bạn mới tiến hành giới thiệu sản phẩm thì sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. đây cũng chính là nghệ thuật mà chúng tôi muốn nói đến khi bán hàng qua điện thoại.
Điều khác biệt giữa hai nhân viên tiếp thị này hẳn ai cũng nhận ra, người thứ hai đủ thành công khi khách hàng chuyển từ “Tạm thời tôi chưa nghĩ đến việc này” đến việc đầu tư để phát triển. Ở đây, nhu cầu thực tế của khách hàng hoàn toàn không thay đổi, chỉ là cảm giác của khách hàng thay đổi mà thôi.
Nhân viên tiếp thị thứ hai đã tiếp thị thành công cho khách hàng một số vấn đề phiền phức, giúp họ ý thức được sự tồn tại của vấn đề, qua đó biến nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng trở thành nhu cầu hiện hữu. So sánh quá trình tiếp thị thực tế của hai nhân viên tiếp thị này chúng ta rút ra được trình tự khai thác nhu cầu khách hàng phù hợp.
2. Khảo sát khách hàng
Tìm hiểu hiện trạng của khách hàng (làm khi nào, làm ở đâu, tốn bao nhiêu tiền?) tiếp đó tìm hiểu kỳ vọng của khách hàng (tại sao làm trang web, mục đích là gì?). Sau đó khách hàng đã tự nhận ra sự khác biệt rất lớn giữa hiện trạng và kỳ vọng của mình (lượng truy cập quá ít), sự khác biệt này khiến họ không thể đạt được mục đích kỳ vọng (quảng bá hình tượng, mở rộng nghiệp vụ của công ty).
Để giải quyết vấn đề và hóa giải phiền phức, cuối cùng khách hàng đã quyết định sử dụng dịch vụ của công ty đó (giải quyết vấn đề của khách hàng).
Nói tóm lại, chỉ cần nhân viên tiếp thị thành công trong việc tìm hiểu hiện trạng của khách hàng qua điện thoại, sau đó tìm hiểu kỳ vọng của khách hàng, vì tất cả các hiện trạng và kỳ vọng luôn có khoảng cách nhất định nên khách hàng sẽ sớm phát hiện ra vấn đề và phiền phức.
Khi nhu cầu tiềm ẩn trở thành nhu cầu hiện hữu nghĩa là nhân viên tiếp thị đã thành công. và khi đó bạn có thể dễ dàng bán hàng qua điện thoại cho mọi khách hàng.